Bạn có ý định mua đất, mua nhà nhưng chưa biết sổ đỏ, sổ hồng là gì? Cách phân biệt thật giả ra sao? Cùng tìm câu trả lời ở bài viết dưới.
Khi nhắc đến quyền sử dụng đất, các loại nhà ở Việt Nam, chúng ta thường nghe đến khái niệm sổ hồng, sổ đỏ nhà đất ? Vậy sổ đỏ sổ hồng là gì ? Có những loại sổ hồng, sổ đỏ nào? Cách phân biệt thật giả như thế nào? Hãy cùng Nhà Phố Đồng Nai theo dõi những chia sẻ dưới đây để tìm câu trả lời thỏa đáng nhất những thông tin chi tiết về từng loại giấy chứng nhận được ban hành hiện nay.
Sổ Đỏ Là Gì ?
Sổ đỏ là gì ? hay còn gọi là Sổ bìa đỏ là gì ? Tên gọi đầy đủ của sổ đỏ là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” cho khu vực ngoài đô thị, tức là khu vực nông thôn. Loại sổ này được bộ tài nguyên và môi trường ban hành.
Tại Sao Lại Gọi Là Sổ Đỏ ?
Tại Sao Lại Gọi Là Sổ Đỏ ? Như đúng tên gọi, sổ đỏ có bìa màu đỏ đậm và được cấp bởi UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cách gọi này là cách gọi nôm la từ ngày xưa chỉ để miêu tả cuốn sổ này theo màu sắc bên ngoài.Những loại đất được cấp sổ đỏ khá đa dạng và phong phú. Bao gồm có sổ đỏ đất lâm nghiệp, sổ đỏ đất nông nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm nhà ở thuộc nông thôn, sổ đỏ đất thổ cư, Sổ đỏ đất trồng cây lâu năm.Phân loại sổ đỏ theo quyền sử dụng đất :
- Cấp cho hộ gia đình : Đối tượng được cấp giấy chủ yếu là hộ gia đình do chủ hộ đứng tên (hay còn gọi là sổ hộ). Sổ hộ này muốn thực hiện chuyển nhượng hay giao dịch phải có đủ chữ ký của những thành viên trong sổ hộ khẩu gia đình đủ 18 tuổi trở lên.
- Cấp cho cá nhân : Đối với sổ cấp cho cá nhân, nhóm cá nhân thì chỉ những cá nhân có tên trên sổ mới có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ có vợ hoặc chồng đứng tên.
Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi mới là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).
Sổ Hồng Là Gì ?
Sổ Hồng là gì ? Tên gọi đầy đủ của sổ hồng là “Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất” tại đô thị, bao gồm nội thành, nội thị xã, thị trấn. Loại sổ này do bộ xây dựng ban hành, có bìa màu hồng.
Tại Sao Lại Gọi Là Sổ Hồng ?
Do mẫu này có trang bìa màu hồng. Nên người dân thường gọi là « sổ hồng”. Đối tượng là cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình, tổ chức có đủ điều kiện được cấp giấy.Nội dung bên trong sổ hồng sẽ ghi đầy đủ các thông tin có liên quan đến quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Cụ thể như sau:
- Đối với quyền sử dụng đất: Bên trong sổ hồng sẽ ghi đầy đủ về số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, các loại đất ở Việt Nam, thời hạn sử dụng…
- Đối với quyền sở hữu nhà ở: Bên trong sổ hồng sẽ ghi đầy đủ các thông tin về diện tích xây dựng, kết cấu nhà, số tầng, diện tích sử dụng chung, riêng…
UBND quận, thị xã được UBND tỉnh ủy quyền cho phép cấp sổ hồng đối với những người là chủ sở hữu trong phạm vị mà UBND quận, thị xã quản lý.Đối với sổ hồng, muốn chuyển nhượng hay giao dịch nếu là 1 trong 2 trường hợp sau:
- Chưa Kết Hôn : Chỉ cần có chữ ký của người đứng tên trên giấy chứng nhận và giấy tờ chứng minh còn độc thân.
- Đã Kết Hôn : Cần có chữ ký cả 2 vợ chồng.
Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Là Gì ?
Thực chất 2 loại giấy tờ nêu trên ( sổ đỏ và sổ hồng ) đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tùy theo từng giai đoạn. Ở Việt Nam gồm nhiều loại Giấy chứng nhận về nhà đất.
Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới. Áp dụng chung trên phạm vi cả nước. Với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng hay còn gọi là sổ hồng ). Thay thế cho các mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ ( hay còn gọi là sổ đỏ ).Mặc dù áp dụng chung một mẫu Giấy chứng nhận. Nhưng các loại Giấy chứng nhận được ban hành trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý. Và không bắt buộc phải đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới (không bắt buộc đổi sang Sổ hồng).Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý. Để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp.Giấy chứng nhận hiện đang được cấp cho người sử dụng đất. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. Theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất. Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang. In nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen. Và Trang bổ sung nền trắng. Mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm.
Các Loại Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Nào Ngoài Sổ Hồng Và Sổ Đỏ ?
1. Sổ Xanh Là Gì ?
Trong chúng ta không phải ai cũng từng nghe qua thuật ngữ « sổ xanh là gì ? » . Mặc dù không được thường xuyên giao dịch cũng như phổ biến trên thị trường như sổ hồng và sổ đỏ. Nhưng khi gặp giao dịch mua bán với sổ xanh rất nhiều khách hàng đã lúng túng. Vậy Sổ Xanh là gì ? Chúng ta sẽ cùng Nhà Phố Đồng Nai tìm hiểu ngay bên dưới nhé :Sổ Xanh được gọi nôm na theo màu sắc bên ngoài có màu xanh da trời đậm. Bản chất đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do Lâm trường Do lâm trường cấp cho người dân để quản lý, khai thác và trồng rừng. Sổ xanh có thời hạn hay còn được gọi là hình thức cho thuê đất. Khi đã hết thời gian sử dụng đất sẽ bị Lâm trường thu hồi nếu như địa phương đó chưa có chính sách giao đất lại cho người dân.
2. Sổ Trắng Là Gì ?
Sổ Trắng là loại giấy tờ chứng minh tài sản chủ quyền trước 30/4/1975. Có Văn tự đoạn mại bất động sản, Bằng khoán điền thổ. Giấy được cấp sau 30-4-1975 có giấy phép mua bán nhà. Giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận (hoặc quyết định) của UBND cấp huyện công nhận quyền sở hữu nhà ở…Những sổ trắng sau thời điểm này vẫn còn nguyên giá trị pháp lý nhà đất. Diện tích đất được ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Có thể xem là chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Hoặc có tên trong sổ đất , sổ địa chính, Sổ đất nông nghiệp.